Cầu Thượng Cát là dự án cầu đường trọng điểm của thành phố Hà Nội trong 10 năm tới. Sau khi hoàn thành, cầu Thượng Cát được đánh giá là tuyến đường huyết mạch giúp giảm tải 1 lượng lớn lưu lượng giao thông cho cầu Thăng Long cũng như giúp cho việc đi lại khu vực phía Tây Hà Nội sang Mê Linh thuận tiện, dễ dàng hơn. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về dự án này trong bài viết sau đây.
Bản đồ quy hoạch dự án cầu Thượng Cát
Năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đồng ý chủ trương đầu tư xây dựng cầu Thượng Cát nối quận Bắc Từ Liêm với huyện Đông Anh của thành phố Hà Nội. Cũng như 14 cây cầu khác trong quy hoạch, cầu Thượng Cát có ý nghĩa góp phần làm tăng liên kết giao thông giữa các vùng và giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông cho khu vực nội đô.
Tuy nhiên, Thủ tướng cũng lưu ý UBND TP Hà Nội cần phải phối hợp với các Bộ, ban ngành hướng dẫn nhà đầu tư triển khai thực hiện để dự án được triển khai đảm bảo hiệu quả , đúng yêu cầu tiến độ và chất lượng.
Trong bản đồ quy hoạch cầu Thượng Cát có chiều dài dự tính là 6km với độ rộng khoảng 6 đến 10 làn xe. Sau khi hoàn thiện, cầu được hứa hẹn sẽ mang tới một luồng gió mới cho hạ tầng giao thông khu vực phía Tây Hà Nội. Nếu như trước đây, để di chuyển sang khu vực Đông Anh, Mê Linh người dân chỉ có thể lựa chọn giữa cầu Bắc Thăng Long và cầu Nhật Tân thì lúc đó sẽ có thêm sự lựa chọn mới là cầu Thượng Cát.
Vị trí dự án cầu Thượng Cát
Theo như bản đồ quy hoạch, cầu Thượng Cát được thiết kế bắc qua sông Hồng, nối thẳng vào đường vành đai 3,5; cắt ngang đê Thượng Cát. Một đầu của cầu thuộc địa phận xã Thượng Cát, đầu kia nằm trên địa phận xã Đại Mạch của Huyện Mê.Linh, Hà Nội. Với thiết kế này, thì nút giao điểm của cầu Thượng Cát với đường quốc lộ 5 kéo dài chính là điểm đầu của đường vành đai 3.5. Đường đi lên cầu sẽ gần sát với khu công nghiệp Bắc Thăng Long
Tiến độ thực hiện dự án cầu Thượng Cát
Thành phố Hà Nội là đơn vị Nhà Nước được chính phủ phê duyệt làm chủ đầu tư dự án cầu Thượng Cát, loại hình thực hiện là hợp đồng BT. Dưới sự ủy thác của thủ tướng chính phủ, Thành phố Hà Nội có toàn quyền trong việc lựa chọn nhà thầu xây dựng, do đó cũng phải chịu toàn bộ trách nhiệm về hiệu quả của dự án cũng như quá trình thi công dự án.
Ngày 25/02/2016, ông Nguyễn Thế Hùng – Phó chủ tịch Ủy Ban Nhân Dân thành phố Hà Nội ký quyết định số 922/QĐ-UBND duyệt quy hoạch tuyến vành đai 3,5 đoạn từ cầu Thượng Cát đến đại lộ Thăng Long, tỷ lệ 1/500. Theo Quyết định này thì điểm đầu đường chính là nút giao phía Bắc của cầu Thượng Cát với tuyến đường Quốc lộ 5 kéo dài. Còn điểm cuối của đường được xác định là nút giao giữa đường vành đai 3 với phía Bắc sông Hồng. Đây là tuyến đường được đánh giá sẽ là tuyến cấp đô thị.
Dự án Cầu Thượng Cát và tuyến đường vành đai 3,5 sau khi được triển khai sẽ có nhiều dự án xây dựng xung quanh được hưởng lợi, đặc biệt là các dự án bất động sản nằm ở phía Tây Hà Nội như: Vinhomes Đan Phượng, The Phoenix Garden, Sunshine Heritage Resort Phúc Thọ…v..v.
Tuy nhiên mặc dù quy hoạch cũng đã lâu nhưng đến thời điểm hiện tại thì thông tin về nhà thầu triển khai dự án cầu Thượng Cát vẫn là dấu hỏi. Do đó, cầu Thượng Cát đến nay vẫn chỉ nằm trên bản đồ quy hoạch của Thành Phố, chưa có thời gian thi công chính xác.
Như vậy trên đây chúng tôi đã cung cấp tới bạn đọc các thông tin mới nhất xoay quanh dự án cầu Thượng Cát. Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi cung cấp, các bạn sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về dự án này.
Xem thêm thông tin quy hoạch
Cầu Trần Hưng Đạo | Cầu Ngọc Hồi |
Cầu Giang Biên | Cầu Mễ Sở |
Quy hoạch và tiến độ đường vành đai 1, 2, 2.5, 3, 3.5 Hà Nội | Cầu Tứ Liên |
Dự án cầu vĩnh tuy 2 | Cầu Hồng Hà |