Quy hoạch và tiến độ đường vành đai 1, 2, 2.5, 3, 3.5 Hà Nội

  09/03/2021 | 11:56

Đường vành đai Hà Nội đang đóng góp rất lớn vào việc phát triển kinh tế & xã hội của thủ đô. Đặc biệt trong thời điểm dân số Hà Nội ngày càng tăng cao thì việc hoàn thiện các tuyến đường vành đai sẽ giảm được áp lực giao thông. Ở bài viết này Hà Nội Homeland sẽ cung cấp đầy đủ thông tin Quy hoạch và tiến độ đường vành đai 1, 2, 2.5, 3, 3.5 Hà Nội.

Quy hoạch và tiến độ đường vành đai 1, 2, 2.5, 3, 3.5 Hà Nội
Quy hoạch và tiến độ đường vành đai 1, 2, 2.5, 3, 3.5 Hà Nội

Quy hoạch và tiến độ đường vành đai 1 Hà Nội 

Tuyến đường vành đai 1 Hà Nội được đánh giá là biện pháp hữu hiệu để giải tỏa gánh nặng giao thông tại các khu vực trung tâm thủ đô. Trong tương lai, các dự án tại cung đường này sẽ mang đến nhiều giá trị lớn cho người đầu tư. 

Quy hoạch đường vành đai 1 Hà Nội

Bản đồ quy hoạch đường vành đai 1 Hà Nội
Bản đồ quy hoạch đường vành đai 1 Hà Nội

Dự án vành đai 1 được xem là tuyến giao thông đường bộ vòng tròn chạy quanh nội đô và bao trọn nội thành thủ đô và các khu đô thị trung tâm mà nó đi qua. Cụ thể, hệ thống giao thông tại thủ đô là một hình mạng nhện, Hồ Gươm là trung tâm thì đường vành đai 1 sẽ chạy quanh các vị trí của thành phố Hà Nội. 

Tuyến đường vành đai 1 có chiều dài 2.2km với điểm đầu Hoàng Cầu - điểm cuối Voi Phục
Tuyến đường vành đai 1 có chiều dài 2.2km với điểm đầu Hoàng Cầu – điểm cuối Voi Phục

Tuyến đường vành đai 1 Hà Nội sẽ đi qua địa bàn của quận Cầu Giấy, Tây Hồ, Ba Đình, Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Đống Đa. Đây là tuyến đường được người dân thủ đô đánh giá là tuyến đường đắt nhất hành tinh. Trên đường vành đai 1 có 2 cầu vượt đường bộ bằng thép là cầu vượt Ô Đống Mác, cầu vượt Ô Cầu Dền và 1 hầm chui Kim Liên.

Tiến độ đường vành đai 1 Hà Nội

Tuyến đường vành đai 1 đã được mở rộng từ đường Nguyễn Khoái đến Hoàng Cầu
Tuyến đường vành đai 1 đã được mở rộng từ đường Nguyễn Khoái đến Hoàng Cầu

Theo tin mới nhất về đường vành đai 1, từ năm 2016 đến nay, việc mở rộng từ đường Nguyễn Khoái đến Hoàng Cầu đã được hoàn thành. 

Ngoại trừ đường vành đai 1 Hoàng Cầu – Voi Phục 2020 đang gặp khó khăn khi vướng phải sự phản đối của người dân trong việc giải phóng mặt bằng. Theo dự kiến, việc kết thúc triển khai và thi công đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục có thể được coi là xong và khép kín vành đai 1. 

Vành đai 1 Hoàng Cầu - Voi Phục đang gặp khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng 
Vành đai 1 Hoàng Cầu – Voi Phục đang gặp khó khăn trong việc giải phóng mặt bằng

Tuy nhiên, không thể phủ nhận rằng đường vành đai 1 chính là tuyến giao thông vành đai đầu tiên của thủ đô, có nhiệm vụ kết nối nhiều quận trọng điểm lại với nhau. Vì vậy, đường vành 1 nhận được sự đánh giá rất cao trong khi thực hiện.

Sau khi hoàn thiện tuyến đường này và đưa vào hoạt động thì vành đai 1 sẽ góp phần giảm tải áp lực giao thông, hạn chế tắc nghẽn, ứ đọng phương tiện di chuyển vào các giờ cao điểm. Hơn hết, việc xây dựng vành đai 1 còn giúp thay đổi bộ mặt đô thị, mang đến sự hiện đại cho cảnh quang.

Quy hoạch và tiến độ đường vành đai 2 Hà Nội 

Đường vành đai 2 Hà Nội là tuyến giao thông đường bộ nội ô khép kín của thành phố với tổng chiều dài 43.6cm. Tuyến đường này có vai trò quan trọng giải quyết việc tắc nghẽn giao thông, đồng bộ phát triển cơ sở hạ tầng và thúc đẩy nền kinh tế xã hội trong khu vực. Vành đai 2 là tuyến đường huyết mạch đang được thành phố chú trọng triển khai. 

Quy hoạch đường vành đai 2 Hà Nội

Vành đai 2 Hà Nội đang dần được khép kín
Vành đai 2 Hà Nội đang dần được khép kín

Trục đường vành đai 2 được quy hoạch theo lộ trình: Cầu Vĩnh Tuy – Minh Khai – Đại La – Ngã Tư Vọng – Trường Chinh – Ngã Tư Sở – đường Láng – Cầu Giấy – đường Bưởi – Võ Chí Công – cầu Nhật Tân – đường Võ Nguyên Giáp – đường Trường Sa – cầu Đông Trù – đường Lý Sơn – cầu chui Gia Lâm – đường Nguyễn Văn Linh – đường Đàm Quang Trung – cầu Vĩnh Tuy. 

Toàn cảnh vành đai 2 Hà Nội nhìn từ trên cao
Toàn cảnh vành đai 2 Hà Nội nhìn từ trên cao

Tiến độ đường vành đai 2 Hà Nội

Vành đai 2 Hà Nội có điểm đầu và điểm cuối được tính từ cầu Vĩnh Tuy. Cầu Vĩnh Tuy bắc qua sông Hồng, nối phố Minh Khai với phố Đàm Quang Trung với chiều dài 3.7cm, rộng 19cm. Khu vực vành đai này được khởi công từ 2005 và hoàn thành năm 2010.

Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành vành đai 2 Hà Nội trong thời gian sớm
Hà Nội đang đẩy nhanh tiến độ hoàn thành vành đai 2 Hà Nội trong thời gian sớm

Nằm trong dự án sửa chữa, nâng cấp tuyến đường vành đai 2 trên cao nối cầu Vĩnh Tuy – Ngã Tư Sở. Dự án có  vốn đầu tư lên đến 9.400 tỷ đồng, được khởi công từ tháng 4.2019. 

Như vậy, trên tuyền đường vành đai 2 chỉ còn đoạn Ngã Tư Sở – Cầu Giấy vẫn chưa được mở rộng đồng bộ. Tuyến đường bộ vành đai 2 hình thành được đánh giá là trục giao thông đáp ứng cả đường bộ trên cao, dưới thấp và các cầu vượt sông hiện đại.

Theo bản đồ quy hoạch đường vành đai 2, tuyến đường vành đai 2 có 3 cầu vượt sông Hồng là cầu Nhật Tân và Vĩnh Tuy, 1 cầu vượt sông Đuống là Đông Trù. 

Bên cạnh đó, trên đường vành đai 2 cũng đã hình thành một số dự án như Tổ hợp Times City – Park Hill với 23 tòa chung cư cao từ 27-35 tầng với diện tích 10 ha, Hinode City tại 201 Minh Khai, Green Pearl tại số 378 Minh Khai, Imperia Sky Garden (đối diện Times City), chung cư UDIC Riverside cao 22 tầng với 324 căn hộ… 

Quy hoạch và tiến độ đường vành đai 2.5 Hà Nội

Dự án đường vành đai 2.5 Hà Nội là dự án trọng điểm của thành phố. Dưới sự chỉ đạo của nhà nước, thời hạn để hoàn thành là trước năm 2030. Hiện tại tiến độ thi công và các vấn đề liên quan tới quy hoạch trên tuyến đường này ra sao? Hãy theo dõi bài phân tích dưới đây của chúng tôi.

Thông tin quy hoạch dự án đường vành đai 2.5 Hà Nội

Đường vành đai 2.5 là tuyến đường nằm giữa đường vành đai 2 và vành đai 3. Chiều dài tổng dự án là khoảng 30km, chiều rộng là 40m bao gồm 4 làn xe, 2 lòng đường. Chiều rộng của vỉa hè lên tới 7.5m tạo độ thông thoáng cho cả tuyến đường. 

Dựa trên bản đồ đường vành đai 2.5 Hà Nội sẽ trải dài qua địa phận các quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm và Tây Hồ. Điểm bắt đầu của tuyến đường được xác định từ Khu đô thị Tây Hồ Tây, điểm cuối sẽ là khu vực Đền Lừ, kết nối các trục đường Nguyễn Văn Huyên, Dương Đình Nghệ, Hoàng Đạo Thúy cho tới Tân Mai, Đền Lừ.

Bản đồ quy hoạch đường vành đai 2.5
Bản đồ quy hoạch đường vành đai 2.5

Theo quy hoạch chi tiết, dự án sẽ được chia thành 3 giai đoạn:

  • Trước 2020 việc giải phóng mặt bằng và thông tuyến trên trục đường Vĩnh Tuy – Tân Mai –Kim Đồng tới Khu đô thị mới Định Công phải được hoàn thành. 
  • Giai đoạn 2: hoàn thành trước năm 2025 việc mở rộng tuyến đường Hoàng Đạo Thúy cho tới Khu đô thị Tây Hồ Tây.
  • Giai đoạn 3: hoàn thành thông tuyến toàn bộ trục Hoàng Đạo Thúy tới Khu đô thị Định Công mới.

Tiến độ dự án đường vành đai 2.5 tại Hà Nội

Có một thực tế cho thấy, tiến độ thực hiện của dự án vành đai 2.5 vẫn đang kéo dài so với quy hoạch ban đầu. Cho tới giữa tháng 12 năm 2020, mới chỉ phê duyệt được 617 trong tổng số 620 phương án đền bù. Trong số đó con số giải ngân mới chỉ dừng lại ở 516 hộ dân. Vẫn còn tồn tại tình trạng người dân không đồng thuận, chưa nhận tiền bồi thường cũng như bàn giao mặt bằng.

Tiến độ thi công vành đai 2.5 còn chậm
Tiến độ thi công vành đai 2.5 còn chậm

Tuy nhiên, phía nhà thầu thi công vành đai 2.5 vẫn sẽ đảm bảo được việc hoàn thành trục đường từ Thanh Xuân tới Khu đô thị mới Định Công vào trước năm 2030.

Khi đường vành đai 2.5 hoàn thành sẽ giảm áp lực rất lớn cho vấn đề tắc nghẽn giao thông của khu vực nội thành, đặc biệt là từ trục đường Giải Phóng tới khu vực Nguyễn Trãi. Tuyến đường này cũng sẽ tạo nên sự thay da đổi thịt, hồi sinh cho khu vực Định Công. Vì song song với dự án đường vành đai, khu đô thị mới Đại Kim – Định Công cũng được triển khai với những căn shophouse, tạo nên sắc màu kinh tế mới cho khu vực này.

Triển vọng phát triển cho các dự án ven đường vành đai 2.5
Triển vọng phát triển cho các dự án ven đường vành đai 2.5

Hi vọng trong thời gian tới, tiến độ của dự án sẽ được đẩy mạnh hơn nữa, để có sớm mang lại những lợi ích về kinh tế cũng như đời sống cho người dân khu vực đường vành đai 2.5 nói riêng và cả Hà Nội nói chung.

Quy hoạch và tiến độ đường vành đai 3 Hà Nội

Đường vành đai 3 Hà Nội là một trong những tuyến đường huyết mạch nhất của Thủ Đô. Tuyến đường không chỉ có ý nghĩa đối với đời sống của người dân trên địa bàn Hà Nội mà nó còn góp phần quan trọng cho kết nối thủ đô và các các tỉnh thuộc khu vực phía Bắc. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp chi tiết thông tin liên quan tới Quy hoạch và tiến độ thi công tuyến đường này.

Quy hoạch chi tiết của tuyến đường vành đai 3 Hà Nội

Theo quy hoạch ban đầu, tổng chiều dài của vành đai 3 Hà Nội là 65km, đi qua hầu hết các quận, huyện khu vực ven thành phố. Các quân này bao gồm: Cầu Giấy, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, huyện Thanh Trì, quận Bắc Từ Liêm, huyện Đông Anh, huyện Gia Lâm, quận Long Biên và quận Hoàng Mai.

Xuyên suốt tuyến đường vành đai 3 có nhiều nút giao thông quan trọng của thành phố như Nguyễn Hoàng Tôn, Hoàng Quốc Việt, Cổ Nhuế. Đây hầu hết là các điểm nóng về ùn tắc giao thông. Vành đai 3 hoàn thiện sẽ góp phần lớn vào việc giảm ùn tắc tại các nút giao này.

Bản đồ quy hoạch đường vành đai 3 Hà Nội
Bản đồ quy hoạch đường vành đai 3 Hà Nội

Quy hoạch chi tiết:

  • Giai đoạn 1: hoàn thiện trục đường Nội Bài – Mai Dịch- Thanh Xuân cho tới Pháp Vân, Thanh Trì bao gồm đường cao tốc đô thị ở giữa và  2 đường đô thị hai bên. 
  • Giai đoạn 2: hoàn thiện 385m đường, 4 làn đường cao tốc kèm 2 làn dừng khẩn cấp, 8.527m cầu cạn.
  • Giai đoạn mở rộng với đoạn cầu Thăng Long – Nam Hồng và Việt Hùng. 

Tiến độ thi công đường vành đai 3 Hà Nội

Tính tới thời điểm hiện nay, đã có một số đoạn trong tổng số 65km vành đai 3 thông tuyến đi vào hoạt động, phục vụ đời sống người dân. Tuyến vành đai 3 đã có tổng số khoảng 80% chiều dài được hoàn thiện bao gồm đường trên cao và đường trên cao kết hợp đường bộ như đoạn từ Mai Dịch tới khu vực cầu Thanh Trì. 

Một nút giao trên đường vành đai 3
Một nút giao trên đường vành đai 3

Trong khoảng 2 năm tiếp theo từ 2020 đến 2022, đoạn đường trên cao có tổng chiều dài 5km từ Mai Dịch tới cầu Thăng Long sẽ được hoàn thiện. 

Việc đồng bộ mặt cắt của các tuyến đường còn lại thuộc vành đai 3 sẽ được triển khai thi công và dự kiến hoàn thiện trong khoảng thời gian từ 2021 cho tới 2025.

Tuyến đường vành đai 3 đã thúc đẩy sự phát triển của một số khu vực ven Hà Nội, làm tăng giá trị bất động sản. Một số ví dụ điển hình cho các dự án bất động sản xung quanh tuyến đường này có thể kể đến Eco Green Nguyễn Xiển, Vinhomes Green Bay hay The Manor Central Park. 

Vành đai 3 thúc đẩy sự phát triển của các dự án bất động sản
Vành đai 3 thúc đẩy sự phát triển của các dự án bất động sản

Với tiến độ thi công hiện nay, chúng ta có thể mong chờ diện mạo hoàn thiện của toàn bộ đường vành đai 3 chỉ trong thời gian ngắn nữa. Chắc chắn nó sẽ tiếp tục mang tới nhiều thay đổi cho những khu vực dân cư mà nó đi qua, đặc biệt là kinh tế và đời sống người dân khu vực ven Hà Nội.

Xem ngay: Chung cư The Lines Ecopark

Quy hoạch và tiến độ đường vành đai 3.5 Hà Nội

Một trong số các tuyến đường giao thông quan trọng được chú trọng đầu tư hiện nay trên địa bàn Hà Nội chính là tuyến đường vành đai 3.5 Hà Nội. Đây là dự án có sức ảnh hưởng lớn tới khu vực phía Tây Hà Nội, cũng như hai bờ Nam Bắc của sông Hồng. Dưới đây chúng tôi xin thông tin chi tiết về quy hoạch và tiến độ hiện tại của dự án để các bạn có thể nắm được.

Quy hoạch chi tiết dự án đường vành đai 3.5 Hà Nội

Đường vành đai 3.5 trải dài qua địa bàn của nhiều quận huyện của khu vực Tây Hà Nội như huyện Mê Linh, Hoài Đức, Thanh Trì, Hà Đông, Bắc Từ Liêm. Chiều rộng của toàn tuyến là 60m. Tại một số đoạn do yên cầu về mặt kỹ thuật chiều rộng này có thể thu hẹp là 40m hoặc tăng lên 70m.

Tuyến vành đai 3.5 có điểm đầu tại Phúc La – cao tốc Pháp Vân, kéo dài qua các tuyến đường như Ngọc Hồi, Xa La, cắt qua các nút giao như Lê Trọng Tấn, Tố Hữu, Quang Trung, quốc lộ 32, kéo qua cầu Thượng Cát và tới Mê Linh, trước khi kết thúc tại Quốc lộ 2.

Bản đồ quy hoạch đường vành đai 3.5
Bản đồ quy hoạch đường vành đai 3.5

Đặc biệt đoạn từ Đại lộ Thăng Long tới đường 32 nhận được sự quan tâm rất nhiều từ người dân cũng như các nhà đầu tư bất động sản. Hiện nay đoạn đường này đã hoàn thiện giai đoạn giải phóng mặt bằng và bước vào thi công với tiến độ được đẩy nhanh.

Tiến độ thi công đường vành đai 3.5 Hà Nội

Tính tới thời điểm hiện tại, một số đoạn đường thuộc tuyến vành đai 3.5 đã bước vào giai đoạn thi công. Tuy nhiên một số đoạn vẫn chưa có kế hoạch triển khai:

  • Đoạn từ trục phía Nam của Hà Nội tới Đại lộ Thăng Long đã được hoàn thành khoảng 80% tổng chiều dài. 
  • Đoạn từ Đại lộ Thăng Long tới Quốc Lộ 32 đã được bàn giao mặt bằng và khởi công vào ngày 28.10.20. Dự kiến thời gian hoàn thành là trước 2025. 
Từ vành đai 3.5 tới quốc lộ 32
Từ vành đai 3.5 tới quốc lộ 32
  • Tuy nhiên 2 khu vực là Pháp Vân tới Xa La – Thanh Hà và khu vực cầu Thượng Cát, cũng như các đoạn còn lại trên tuyến hiện tại chưa có kế hoạch cụ thể về việc xây dựng cũng như triển khai.

Trên suốt tuyến đường vành đai 3.5 có nhiều đoạn đường nhận được sự quan tâm của giới bất động sản. Có rất nhiều dự án đã và đang được triển khai như Splendora Bắc An Khánh, Hinode Royal Park, An Lạc Green Symphony, khu đô thị Kim Chung Di Trạch… Các dự án  đầu tư cùng với việc hoàn thiện tuyến đường vành đai 3.5 trong thời gian tới chắc chắn sẽ mang lai một bộ mặt hoàn toàn với cho đời sống, kinh tế cho khu vực phía Tây Hà Nội.

Các dự án bất động sản ven tuyến đường vành đai 3.5
Các dự án bất động sản ven tuyến đường vành đai 3.5

Các đoạn đường còn lại trên tuyến vành đai 3.5 sẽ sớm có phương án xây dựng, triển khai. Tiến độ thi công trên các đoạn đang thực hiện sẽ được giữ vững để có thể sớm hoàn thiện toàn bộ trục giao thông kết nối vành đai phía Tây thủ đô. Hi vọng rằng chúng ta sẽ sớm thấy được những thay đổi ngoạn mục của khu vực ven Hà Nội.

Xem thêm thông tin quy hoạch

Cầu Trần Hưng Đạo Cầu Ngọc Hồi
Cầu Giang Biên  Cầu Mễ Sở
Cầu Thượng Cát  Cầu Tứ Liên
Dự án cầu vĩnh tuy 2 Cầu Hồng Hà 

 

5/5 - (1 bình chọn)

CHIA SẺ