Đất DGT là đất gì ? Quy định sử dụng đất giao thông DGT là gì ?

  06/11/2021 | 9:52

Đất giao thông DGT là gì ?

Khái niệm đất DGT là gì : Thực tế hiện nay có rất nhiều người thường không hề biết đến khái niệm đất giao thông DGT là đất gì ? Bởi lẽ đất giao thông hay còn gọi là đất DGT là một và chúng thuộc một nhóm đất phi nông nghiệp.

Mục đích sử dụng

Tên gọi của đất này đã nói lên được có thể hiểu là đất giao thông DGT được dùng dể sử dụng hay để xây dựng các công trình đường xá như là:

  • Các loại đường sắt hay đường tàu điện, đường bộ bao gồm cả các đường tránh, đường cứu nạn, cầu cống, vỉa hè hay tường chắn,cùng các hệ thống thoát nước, hệ thống thông tin…vv
  • Trong đó có các điểm để dừng xe, điểm đón trả khách hay các trạm thu phí giao thông, bến phà, bãi đỗ xe hay ga đường sắt…vv
  • Cùng với đó là cảng đường thuỷ nội địa, bến cảng hoặc cảng cá và các công trình đường thủy khác
  • Các bến cảng hàng không có cả các khu vực thuộc phạm vi cảng hàng không, cảng đường thuỷ, ga đường sắt, ga tàu điện và bến xe ô tô.

Ngoài ra thì có các công trình giao thông trên không hay là các công trình ngầm dưới lòng đất mà không hề làm ảnh hưởng đến việc sử dụng đất trên bề mặt thì sẽ không được gọi là đất giao thông DGT.

Quy định pháp luật về đất giao thông DGT

a). Quyền sử dụng khi đất thuộc đất giao thông

 Có  được thi công, xây dựng nhà ở trên đất giao thông không?

Dựa theo tại điểm 2.2.5, Mục 2.2 Phụ lục 01 ban hành kèm theo Thông tư 28/2014/TT-BTNMT quy định đã rõ: “Đất phi nông nghiệp là đất mà làm mặt bằng xây dựng khu chế xuất,khu công nghiệp, cụm công nghiệp hoặc đất thương mại dịch vụ, sản xuất phi nông nghiệp trong đó có như nhà kho, sân kho, trụ sở, văn phòng đại diện,được phép sử dụng cho các hoạt động làm đồ gốm, khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng.

Vì thế mà đất giao thông DGT  là loại đất phi nông nghiệp mà tất yếu không thể xây dựng nhà ở. Bên cạnh đó mà muốn có nhu cầu xây dựng nhà ở trên đất giao thông DGT thì bắt buộc phải làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất tại cơ quan chức năng có thẩm quyền quyết định.

Đất này có được cấp sổ đỏ không?

Tại điều 49 của Luật đất đai 2013 quy định, nếu đất chưa có quyết định sử dụng của cơ quan chức năng có thẩm quyền quyết định  thì người sở hữu đất có thể được cấp sổ đỏ quyền sử dụng đất đó.

Có được mua bán, chuyển nhượng không?

Dựa theo Điều 49 Luật đất đai 2013 quy định, nếu đất chưa có quyết định sử dụng của cơ quan chức năng có thẩm quyền quy định thì người sở hữu đất có thể thực hiện các hình thức như sau : cho hoặc tặng, thuê hay mua bán, thừa kế, chuyển nhượng …vv

Có được bồi thường không?

Tất nhiên khi bị nhà nước thu hồi đất giao thông sau đó các cá nhân hay hộ gia đình sẽ được bồi thường như sau:

  • Được bàn giao đất có cùng mục đích sử dụng với loại đất đã bị thu hồi trước đó.
  • Có thể bồi thường bằng tiền mặt theo giá trị đất cụ thể của ủy ban nơi có đất.

Xử phạt hành chính khi lấn chiếm đất giao thông

Theo Điều 12 Nghị định 46/2016, cá nhân, tổ chức có hành vi lấn chiếm đất sẽ bị xử lý theo quy định như sau:

  • Cá nhân hoặc là gấp đôi đối với các tổ chức bán hàng rong trên lòng đường, các tuyến phố cấm bán hàng rong sẽ bị phạt tiền từ 100,000  đến 200,000 đồng.
  • Cá nhân hoặc gấp đôi đối với tổ chức thực hiện khai thác nông nghiệp, họp chợ hay tiến hành mua bán hàng hóa có thể phạt tiền từ 300,000 đến 400,000 đồng.
  • Cá nhân hoặc gấp đôi đối với tổ chức có tổ chức các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, diễu hành, lễ hội, xây cổng chào sẽ bị phạt tiền từ 500,000 đến 1,000,000 đồng.
  • Cá nhân hoặc gấp đôi đối với tổ chức có xâm lấn hoặc chiếm giữ lòng đường để trông giữ xe sẽ bị phạt nặng từ 2,000,000 đến 3,000,000 đồng.
  • Cá nhân (gấp đôi đối với tổ chức) xây dựng nhà ở trái phép: 15,000,000 – 20,000,000 đồng
  • Buộc phải dỡ bỏ công trình đã xây dựng trái phép và khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi có hành vi lấn chiếm đất giao thông gây ra

 

3.2/5 - (5 bình chọn)

CHIA SẺ