Phí bảo trì chung cư là gì? Quy định về kinh phí bảo trì chung cư

  07/01/2021 | 10:14

Phí bảo trì chung cư là khoản tiền do khách hàng thanh toán khi nhận bàn giao căn hộ. Vậy khoản phí bảo trì chung cư này sẽ được dùng như thế nào? Ai quản lý….  Ở bài viết này Hanoi Homeland sẽ đưa ra câu trả lời đầy đủ nhất cho khách hàng.

Ảnh minh họa: Phí bảo trì chung cư là gì
Ảnh minh họa: Phí bảo trì chung cư là gì

Phí bảo trì chung cư là gì ?

Kinh phí bảo trì chung cư là một khoản phí được sử dụng để bảo trì, sửa chữa phần sở hữu chung của tòa nhà. Khoản tiền này được quy định rất rõ ràng trong pháp luật cụ thể như sau:

Khoản 1 Điều 51 Nghị định 71/2010/NĐ-CP quy định:

“Kinh phí bảo trì phần sở hữu chung của nhà chung cư có nhiều chủ sở hữu được quy định như sau:

a) Trường hợp chủ đầu tư ký hợp đồng bán căn hộ kể từ ngày Luật Nhà ở có hiệu lực thi hành thì chủ đầu tư có trách nhiệm nộp các khoản kinh phí sau đây:

– Đối với diện tích nhà bán phải nộp 2% tiền bán, khoản tiền này được tính vào tiền bán căn hộ hoặc diện tích khác mà người mua phải trả và được quy định rõ trong hợp đồng mua bán;

– Đối với phần diện tích nhà mà chủ đầu tư giữ lại, không bán (không tính phần diện tích thuộc sử dụng chung) thì chủ đầu tư phải nộp 2% giá trị của phần diện tích đó; phần giá trị này được tính theo giá bán căn hộ có giá cao nhất của nhà chung cư đó.”

Như vậy, khi có hoạt động mua bán nhà ở chung cư thì người mua sẽ phải nộp 2% kinh phí bảo trì. Cần lưu ý, nội dung kinh phí bảo trì 2% tiền bán nhà phải được thể hiện rõ trong hợp đồng.

Bên mua phải đóng góp phí này trước khi nhận bàn giao chung cư căn hộ (thường là trong vòng 15 ngày kể từ ngày thông báo bàn giao chung cư căn hộ).

Cũng theo luật định, trong trường hợp kinh phí này không thu đủ thì huy động từ việc đóng góp của các Chủ sở hữu. Số tiền tương ứng phần diện tích sở hữu riêng của từng Chủ sở hữu (tính theo m2) tại các kỳ họp của cư dân.

Ai là người đóng phần kinh phí bảo trì chung cư ?

Cư dân tòa nhà sẽ có trách nhiệm đóng khoản phí bảo trì. Nếu trường hợp cư dân là người mua trực tiếp từ chủ đầu tư thì khoản phí này sẽ thu trực tiếp theo hợp đồng. Với những trường hợp mua chuyển nhượng lại căn hộ chung cư thì cần chuyển nhượng cả nghĩa vụ đóng phí bảo trì chung cư.

Cách tính phí bảo trì chung cư như thế nào ?

Theo quy định tại điều 108 Luật nhà ở năm 2014 thì phí bảo trì được tính bằng 2% giá trị căn hộ. Khoản phí này sẽ được nộp đầy đủ tại thời điểm khách hàng nhận bàn giao căn hộ. Khoản phí này sẽ được ghi đầy đủ trong hợp đồng mua bán hoặc là cho thuê.

Phí bảo trì chung cư có giá trị 2% giá bán căn hộ
Phí bảo trì chung cư có giá trị 2% giá bán căn hộ

Ngoài ra, với những phần sở hữu chung mà chủ đầu tư không bán thì khoản phí này sẽ do chủ đầu tư nộp.

Ai quản lý kinh phí bảo trì chung cư ?

Trong nhiều năm gần đây phần tranh chấp quản lý phí bảo trì thường xuyên xảy ra. Theo quy định, chủ đầu tư là người sẽ thu khoản phí bảo trì chung cư 2% trên giá trị mỗi căn hộ từ người mua. Chủ đầu tư sẽ được quản lý khoản tiền này trong thời hạn tối đa 1 năm. Sau khi bầu được Ban quản trị chung cư thì chủ đầu tư sẽ phải giao toàn bộ số tiền này cho Ban quản trị quản lý, cùng với 2% giá trị của phần diện tích mà chủ đầu tư giữ lại không bán.

Ai quản lý phí bảo trì chung cư ?
Ai quản lý phí bảo trì chung cư ?

Căn cứ vào các quy định xuyên suốt của pháp luật, từ quy định tại điểm b khoản 2 Điều 36 Quy chế quản lý, sử dụng nhà chung cư ban hành kèm theo Thông tư 02/2016/TT-BXD ngày 15/02/2016 của Bộ Xây dựng:

“…Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày Ban quản trị có văn bản đề nghị chuyển giao kinh phí bảo trì, chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển giao kinh phí bảo trì đã thu của người mua, thuê mua và kinh phí bảo trì mà chủ đầu tư phải nộp đối với phần diện tích giữ lại không bán, không cho thuê mua hoặc chưa bán, chưa cho thuê mua theo quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều 108 của Luật Nhà ở sang tài khoản do Ban quản trị nhà chung cư lập theo quy định tại Điểm a Khoản này để quản lý, sử dụng theo quy định của pháp luật…”

Quy định tại khoản 3 Điều 54 Nghị định 90/2006/NĐ-CP ngày 06/9/2006 của Chính Phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật nhà ở năm 2005

:“3. Kinh phí bảo trì được gửi vào ngân hàng thương mại và do Ban quản trị nhà chung cư quản lý để phục vụ cho công tác bảo trì theo quy định của Quy chế quản lý nhà chung cư”.

Thời gian bàn giao Quỹ bảo trì chung cư

Như vậy, Trong vòng 7 ngày sau khi thu phí từ người mua căn hộ, chủ đầu tư phải có trách nhiệm chuyển lại khoản Quỹ bảo trì vào tài khoản tiết kiệm thuộc tổ chức tín dụng đang hoạt động tại VN. Sau 1 tuần khi ban quản trị chung cư được thành lập thì chủ đầu tư có trách nhiệm chuyển giao lại số tiền gửi ngân hàng đó gồm cả gốc + lãi để ban quản trị tiếp quản và sử dụng theo mục đích cụ thể, rõ ràng, minh bạch.

Quy định về việc sử dụng phí bảo trì chung cư

Để giải đáp thắc mắc cho quý bạn đọc về Quỹ bảo trì chung cư được sử dụng vào những việc gì. Không nên bỏ lỡ những thông tin dưới đây:

  • Phí tiện ích cho các khu vực công cộng chung bao gồm lau dọn và bảo dưỡng các khu vực chung
  • Làm đẹp cảnh quan của các khu vực chung như bảo dưỡng sân vườn, trồng cây, duy trì, chăm sóc và trồng lại các cây ở các khu vực trang trí của toàn nhà
  • Chi phí an ninh cho tòa nhà
  • Trả lương cho ban quản lý và chi phí cho các nhân viên như: bảo vệ, nhân viên vệ sinh
  • Công việc của bộ phận hành chính chung
  • Những chi phí về thuê, mua các trang thiết bị, máy móc cần thiết. Để bảo dưỡng khu đất cũng như tòa nhà
  • Hệ thống chiếu sáng, bao gồm các đèn báo khẩn cấp trong các khu vực chung công cộng

    Quy định về sử dụng phí bảo trì chung cư
    Quy định về sử dụng phí bảo trì chung cư
  • Phí bảo hành chung cư được áp dụng vào rất nhiều việc khách nhau
  • Thay bóng đèn tại các khu vực tầng tòa nhà, kho chứa
  • Vận hành, sửa chữa và bảo dưỡng hệ thống thông gió đứng
  • Trang trí và sửa chữa bên ngoài
  • Thiết bị thu gom rác
  • Sửa chữa đường nội bộ
  • Các hạng mục chi phí khác do chủ đầu tư hoặc Ban Quản lý quyết định vào từng thời điểm. Để tòa nhà có thể hoạt động và được bảo dưỡng tốt nhất
5/5 - (1 bình chọn)

CHIA SẺ