Cầu Trần Hưng Đạo với tổng đầu tư khoảng 7.000 tỷ đồng khi đi vào hoạt động sẽ kết nối quận Long Biên và quận Hoàn Kiếm, thúc đẩy sự hợp tác phát triển kinh tế – xã hội giữa vùng trung tâm với các khu vực phía đông Thủ đô. Đồng thời dự án giúp giảm tải áp lực về giao thông cho 3 cây cầu Long Biên, Vĩnh Tuy và Chương Dương.
1. Bản đồ quy hoạch dự án cầu Trần Hưng Đạo
Theo quy hoạch năm 2017, cầu Trần Hưng Đạo sẽ nối tuyến đường Trần Hưng Đạo đến nút giao Cổ Linh – Long Biên – Xuân Quan. Toàn tuyến có chiều dài lên đến 5.5km, trong đó chiều dài của cầu là 3km, chiều rộng là 20m, còn lại là đường dẫn hai đầu cầu.
Dự án được kỳ vọng sẽ giảm tải được tình hình ách tắc giao thông tại các cầu bắc ngang qua sông Hồng, đặc biệt là cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy. Đồng thời giúp đường Nguyễn Văn Cừ và các tuyến đường xung quanh trở nên thông thoáng, rộng rãi hơn.
Xem thêm: Khu đô thị Việt Hàn
2. Vị trí dự án cầu Trần Hưng Đạo
Điểm đầu của dự án nằm tại ngã 5 nút giao Lê Thánh Tông (Quận Hoàn Kiếm) – Trần Thánh Tông (Quận Hai Bà Trưng) và điểm cuối qua Nguyễn Văn Linh, nối đường quy hoạch tại Quận Long Biên. Đây là một vị trí trọng yếu, kết nối giữa quận trung tâm và quận phía đông Thủ đô, thuận tiện đi lại cả về đường thủy lẫn đường bộ.
Dự án Cầu Trần Hưng Đạo nằm sát nút giao Cổ Linh, dễ dàng di chuyển đến Aeon Mall Long Biên, đường Xuân Quan về phía cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy. Hoặc từ đây có thể đi đến trực tiếp đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng.
Ngoài ra, theo quy hoạch thì vị trí cầu Trần Hưng Đạo còn kết nối với đường Nguyễn Văn Linh, đoạn gần cầu vượt nút giao Long Biên.
3. Thông tin mới nhất về dự án cầu Trần Hưng Đạo
Đối với dự án cầu Trần Hưng Đạo, Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải đang xem xét nghiên cứu 2 phương án thiết kế như sau:
- Phương án 1: Phong cách kiến trúc Đông Dương với biểu tượng trụ cổng giống các cửa ô, tạo không gian cổ kính.
- Phương án 2: Thiết kế trụ cầu mô phỏng thanh kiếm của Trần Hưng Đạo vươn lên bầu trời trong trận chiến Bạch Đằng.
Thiết kế mặt cầu Trần Hưng Đạo gồm 6 làn xe cơ giới và 2 dải đi bộ, tốc độ xe đạt 80km/h. Trên tuyến cầu sẽ có 5 nút giao là ngã 5 đường Trần Thánh tông, đê Hữu Hồng, nút giao trục đường quy hoạch quận Long Biên, đê Tả Hồng, nút giao Nguyễn Văn Linh.
Năm 2019, bản quy hoạch khu đô thị N10 được thành phố Hà Nội phê duyệt, trong đó có ghi rõ ràng vị trí cầu Trần Hưng Đạo. Đây sẽ là dự án xây dựng theo hình thức BT với tổng quỹ đất khoảng 600 ha. Nhà đầu tư trúng thầu sẽ được quyền khai thác quỹ đất tại các xã thuộc huyện Gia Lâm (Đông Dư, Dương Xá) và quỹ đất phường Cự Khối (Long Biên), quỹ đất ở bãi ngoài sông Hồng tới mép nước.
Song do số vốn đầu tư quá lớn trên 7.000 tỷ đồng, lại thuộc một trong 4 dự án xây cầu bắc qua sông Hồng (Tứ Liên, cầu Đuống 2, cầu Trần Hưng Đạo, cầu Giang Biên) nên thời gian cụ thể về việc triển khai dự án vẫn đang là dấu chấm hỏi với những người quan tâm.
Ngoài ra, theo kế hoạch, phương án kiến trúc cuối cùng sẽ trình lên UBND thành phố Hà Nội vào tháng 10/2020 để thẩm định và đi vào khởi công. Nhưng hiện tại vẫn chưa có cơ quan Nhà nước có thẩm quyền nào lên tiếng về dự án nên vẫn chưa thể triển khai. Chúng tôi sẽ tiếp tục cập nhật về dự án này khi có thông tin mới nhất.
Hy vọng với bản đồ quy hoạch cầu Trần Hưng Đạo, vị trí và những thông tin mới nhất về cầu Trần Hưng Đạo đã giúp bạn có đầy đủ kiến thức về siêu dự án này. Cùng với những định hướng và quy hoạch từ trước, chắc chắn cầu Trần Hưng Đạo sẽ nắm giữ vị trí quan trọng trong việc kết nối các quận trung tâm với khu vực phía Đông thành phố.
Top 3 dự án đáng đầu tư tại Thái Nguyên: Danko City , Mỏ Bạch Central Hills , Lake View Sông Công
Top 3 dự án đất nền sinh lời tốt nhất: Danko Sông Công , Vinhomes Dream City , Việt Hàn City